Hiểu về Chăm sóc giảm nhẹ

Định nghĩa chăm sóc giảm nhẹ

WHO (2002): “Chăm sóc giảm nhẹ … cải thiện chất lượng cuộc sống của người bệnh và gia đình người bệnh, những người đang đối mặt với những vấn đề liên quan tới sự ốm đau đe dọa đến tính mạng, thông qua sự ngăn ngừa và làm giảm gánh nặng họ chịu đựng bằng cách nhận biết sớm, đánh giá toàn diện và điều trị đau & các vấn đề khác, thể lực, tâm lý xã hội và tinh thần.”
Bộ Y tế Việt Nam (2006): “Chăm sóc giảm nhẹ cho bệnh nhân ung thư và AIDS là sự kết hợp nhiều biện pháp để làm giảm sự chịu đựng và cải thiện chất lượng cuộc sống của người bệnh thông qua phòng ngừa, phát hiện sớm và điều trị đau & những vấn đề tâm lý và thực thể khác, đồng thời tư vấn & hỗ trợ nhằm giải quyết những vấn đề xã hội và tinh thần mà bệnh nhân và gia đình đang phải gánh chịu.”

Cả hai định nghĩa đều nhấn mạnh về:

Đáp ứng và làm giảm tất cả các loại tổn thương:

  • Thực thể
  • Tâm lý
  • Xã hội
  • Tinh thần

Nâng cao chất lượng cuộc sống

Hướng tới cả bệnh nhân và gia đình

Chăm sóc giảm nhẹ bao gồm: giảm đau và giảm các triệu chứng gây khó chịu. Cân nhắc về mối tương quan giữa lợi ích và gánh nặng của những biện pháp điều trị duy trì sự sống đặc biệt cho từng bệnh nhân. Bảo vệ người bệnh khỏi những can thiệp Y tế không thích hợp hoặc không mong muốn, như những điều trị duy trì sự sống một cách quá mức, hay những can thiệp lớn để trị bệnh nhưng đồng thời tổn hại người bệnh và không cần thiết phải xảy ra. Tiên đoán và lập kế hoạch giải quyết những triệu chứng tiềm tàng và những vấn đề tâm lý xã hội có thể xảy ra trong tương lai. Giúp bệnh nhân và gia đình hiểu được chẩn đoán, tiên lượng bệnh một cách thích hợp. Hỗ trợ tinh thần để giúp bệnh nhân và gia đình đối mặt với bệnh tật.
Chăm sóc giảm nhẹ là cần thiết để bổ sung cùng với các biện pháp điều trị bệnh đặc hiệu. Chăm sóc giảm nhẹ được áp dụng sau khi bệnh nhân và người nhà xác định được mục tiêu điều trị, lợi ích và nguy cơ của điều trị đặc hiệu hoặc kéo dài thời gian sống: hoá trị ung thư, phẫu thuật hoặc những thủ thuật xâm lấn, hồi sinh tim phổi, thở máy, lọc máu, truyền dịch, dinh dưỡng nhân tạo…Đặc biệt khi liệu pháp điều trị đặc hiệu không còn hiệu quả, không khả thi hoặc không còn phù hợp, thì Chăm sóc giảm nhẹ là dịch vụ giúp tăng chất lượng sống trong thời gian sống quý giá của bệnh nhân.

Khi nào cần cung cấp Chăm sóc giảm nhẹ?

  • Bắt đầu từ lúc chẩn đoán
  • Bắt đầu từ lúc chẩn đoán, đặc biệt nếu bệnh đã ở giai đoạn tiến triểnXuyên suốt quá trình bị bệnh
  • Bổ sung cùng với những biện pháp điều trị bệnh như: Trị liệu kháng retrovirút (ARV), dự phòng và điều trị nhiễm trùng cơ hội, hoá trị liệu hoặc điều trị phóng xạ cho bệnh nhân ung thư
  • Có thể làm giảm những tác dụng phụ
  • Có thể tăng tính tuân thủ điều trị
  • Có thể làm giảm những tổn thương và tử vong
  • Đặc biệt khi liệu pháp điều trị đặc hiệu không còn hiệu quả, không khả thi hoặc không còn phù hợp.
  • Sau khi bệnh nhân qua đời: hỗ trợ gia quyến

Để biết thông tin chung về các tình trạng khác hoặc các chủ đề sức khỏe, vui lòng truy cập trang “Nghiên cứu & Đào tạo” của Metropole.

Tại sao cần cung cấp Chăm sóc giảm nhẹ?

  • Tỷ lệ cao các bệnh nhân mắc các bệnh đe dọa tính mạng như HIV/AIDS và ung thư thường phải chịu đựng nhiều đau đớn
  • Con người ai cũng phải chịu đau đớn và cái chết
  • Nhiệm vụ cơ bản của y học không chỉ là điều trị khỏi bệnh mà là làm dịu đi nỗi đau đớn của con người
  • CSGN là 1 cách thức điều chỉnh khi y học quá tập trung vào các bệnh cụ thể, cơ quan cụ thể hay những phân tử cụ thể
  • Bác Hồ: Lương y phải như từ mẫu
  • Trên 80% Bệnh nhân ung thư ở giai đoạn muộn
  • Đau xuất hiện > 75% BN Ung thư, trong đó 53% đau nặng và đau vừa
  • Kết luận: nhu cầu chăm sóc giảm nhẹ lớn

Đội ngũ chuyên gia Chăm sóc giảm nhẹ:

  • Các nhân viên y tế
  • Bác sỹ (nhiều ngành, khoa)
  • Điều dưỡng, y tá
  • Nhân viên y tế cộng đồng
  • Gia đình
  • Người hỗ trợ đồng đẳng/tình nguyện viên

Chăm sóc giảm nhẹ nên được cung cấp ở đâu?

  • Nhà bệnh nhân
  • Y tá, nhân viên y tế địa phương, người hỗ trợ đồng đẳng, tình nguyện viên đến thăm
  • Trạm y tế địa phương/Phòng khám ngoạI trú HIV
  • Đánh giá bệnh nhân và kê đơn
  • Hướng dẫn và hỗ trợ tâm lý xã hộI cho gia đình
  • Bệnh nhân đang điều trị morphine: ghi nhận xem bệnh nhân còn sống hay không
  • Bệnh viện
  • Khi triệu chứng nặng

Đánh giá chăm sóc giảm nhẹ gồm:

  • Bệnh sử hiện tại
  • Tiền sử bệnh
  • Xem xét các triệu chứng
  • Khai thác kỹ tiền sử tâm lý xã hội
  • Dị ứng thuốc
  • Những thuốc hiện dùng
  • Khám lâm sàng
  • Xem xét các xét nghiệm cận lâm sàng và chẩn đoán hình ảnh
  • Đánh giá bao gồm các chẩn đoán phân biệt
  • Lập kế hoạch

Nhu cầu Chăm sóc giảm nhẹ rất lớn:

  • Tỷ lệ tăng dân số 1,5%/năm
  • Khoảng 10.000 người nhiễm mới HIV/năm
  • Khoảng 150.000 người mắc mới K/năm

Ý kiến của các cơ quan hoạch định chính sách về Chăm sóc giảm nhẹ:

  • Dịch vụ Chăm sóc giảm nhẹ chưa đầy đủ
  • 70% lo lắng sử dụng opioids sai mục đích hoặc bất hợp pháp
  • 100% đồng ý cần phải có sẵn opioids đường uống
  • 52% cần mở dịch vụ CSGN tại nhà

Tư vấn và hỗ trợ tâm lý chưa được chú trọng:

  • 79% người bệnh thấy buồn
  • 23% người nhiễm HIV không được hỗ trợ về tâm lý
  • Kỳ thị và phân biệt đối xử trong HIV/AIDS:
  • 45% người nhiễm bị kỳ thị & PBĐX
  • Nhu cầu hỗ trợ tinh thần: 30% bệnh nhân cần sự hỗ trợ tinh thần

Nguồn lực con người

  • Hạn chế về số lượng và trình độ
  • Lĩnh vực Ung thư: chỉ có 4 cơ sở có đơn vị điều trị đau
    • Viện K
    • Viện U bướu Hà nộI
    • BVTW Huế
  • BV Chợ Rẫy
  • Số nhân viên y tế làm chuyên khoa về CSGN còn rất thấp